Bố 2 con - peeclub.sdt.vn :
Trong buổi phỏng vấn tuyển sinh nhập học lớp 1 vào Ngôi Sao Hà Nội hôm kia bố cháu và cả hội đồng quản trị trường vô cùng ngạc nhiên, phải nói là từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác bởi 1 cô bé 6 tuổi. Bé trả lời phải nói là không chê vào đâu được tất cả các loại câu hỏi của tất cả mọi người một cách ấn tượng và đầy trí tuệ, sự hài hước và cũng không thiếu chất ngây thơ của trẻ con. Nhà trường đã kí quyết định trao học bổng trị giá 46 000 000đ tương ứng với học phí 2 năm học cho bé. Lúc bố mẹ bé ngồi kí giấy tờ với Nhà trường thì B2C lại bị thêm 1 quả ngạc nhiên ngã ngửa người nữa là bé gái đó ngồi thản nhiên lấy tryện tranh ra đọc vèo vèo trong khi chờ bố mẹ àm việc. Quả là 1 em bé có tinh thần tự học và vượt trội. Mẹ bé còn kể ở nhà bé thích tự đọc truyện tranh bằng tiếng Anh và tiếng Việt và bé rất rất thích học ngữ pháp TA. Thảo nào lúc phỏng vấn bằng TA B2C cứ tròn to mắt vì con nói TA quá hay và quá chính xác, diễn đạt ý bằng TA cực kì trong sáng và sắc nét. Thứ 5 này Nhà trường sẽ có mọt buổi phỏng vấn và quay phim ghi hình trực tiếp buổi phỏng vấn bố mẹ cháu truyền đạt các kinh nghiệm mà bố mẹ đã trải qua trong việc giúp con vượt trội như vậy. Từ tuần sau B2C sẽ mời mẹ bé vào PEE club mình chia sẻ kinh nghiệm vàng. Bố là giảng viên đại học FPT, mẹ là Phó phòng kinh doanh eximbank, lí lịch trích ngang từng đạt gaiir nhì môn tiếng Anh Quốc gia. Thật sự ngưỡng mộ ông bố bà mẹ sinh năm 80 này quá.
Mẹ Bảo Ngọc :
Chào mọi người, mình là mẹ bé Bảo Ngọc, rất vui được tham gia diễn đàn và chia sẻ với mọi người.
Mình rất cảm ơn B2C và cả nhà đã ưu ái quan tâm đến bé Nấm nhà mình. Mình nghĩ em bé nào cũng giỏi cả, chỉ là chúng ta chưa khai phá ra thôi.
Bé Nấm nhà mình lúc sinh ra chỉ được 2.5 kg, bé tí tẹo, nhưng trộm vía cực kỳ ít ốm đau. Bé không uống sữa ngoài và hoàn toàn bú mẹ. Bé Nấm hiện tại đang học mầm non tại Trường mầm non tư thục Dreamhouse. Mình cho bé đi học lúc bé được hơn 3 tuổi.
Mình cũng không cầu kỳ trong quá trình nuôi bé. Quan điểm của hai vợ chồng mình là tạo cho con một môi trường sống đầy tình yêu thương, không áp lực (dù nhiều khi bố mẹ áp lực và bận rộn kinh khủng) và từ đó con sẽ tự tin trong mọi hoạt động sau này.
Mình thấy đúng là mỗi gia đình có một cách dạy con riêng, tuỳ vào điều kiện và mong muốn của cha mẹ. Tuy nhiên, theo quan điểm của mình, bố mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến việc con cái thích gì, có khả năng gì để phát triển đúng hướng.
Bé Nấm nhà mình từ bé đã tỏ ra có năng khiếu về ngôn ngữ. Mình cho bé tiếp cận với tiếng Anh khá sớm, từ khi bé được khoảng 13 tháng, thông qua các bộ đĩa phát triển tư duy: Babyestein, Brainy Baby, HelloKitty, Playschool... Khoảng 18 tháng, bé đã hát và phát âm rất sõi tiếng Anh, hát được những bài hát tiếng Anh rất dài. Khi Nấm được 4.0 tuổi, mẹ bắt đầu lên kế hoạch cho con học tiếng Anh. Mình nghĩ học ngoại ngữ là phải say mê và mưa dầm thấm lâu. Các bé được tiếp cận ngoại ngữ từ bé thường có tư duy và ngôn ngữ rõ ràng, rành mạch. Từ đó giúp các bé dễ dàng tiếp cận các lĩnh vực khác.
Riêng với việc học tiếng Anh của bé, mình xin chia sẻ một ít kinh nghiệm thế này:
- Trước tiên, các mẹ nên tìm cách để cho bé yêu thích môn tiếng Anh. Ở nhà mình, bố Nấm cực kỳ chăm sưu tầm các đĩa tiếng Anh, truyện tiếng Anh đủ thể loại cho con. Các mẹ cứ cho con xem và tự ngấm mà không cần hướng dẫn nhiều. Khi nào con hỏi, hay thắc mắc thì mình giải thích. Không đứa trẻ nào không thích truyện tranh đẹp và phim hoạt hình các mẹ nhỉ
- Khi dạy con tiếng anh, mình bắt đầu bằng việc dạy con kỹ năng đọc và nghe. Mình mua các giáo trình tiếng Anh có kèm đĩa và cho con xem. Không nên cho con đọc đi đọc lại một quyển sách, như vậy con rất nhanh chán. Hôm nay có thể đọc Let's go, ngày mai thì đọc Go Go...Bố mẹ nên hỗ trợ con ở phần đọc vì các bé chưa biết chữ. Con đọc nhiều sẽ quen mặt chữ, bước đầu là chỉ học vẹt thôi. Khi con biết đọc, con sẽ thích đọc sách, truyện, xem phim hoạt hình có phụ đề đơn giản
Mình thu tất cả những đĩa tiếng anh vào mobile, và bật lên cho con nghe bất cứ lúc nào có thể: lúc tắm cho con, lúc con chơi... Các bé có trí nhớ tuyệt vời, nên cứ để mọi thứ đi vào đầu bé một cách tự nhiên (dù bố mẹ chủ định nhỉ!)
- Mình và bố Nấm thống nhất tạo ra một môi trường nói tiếng Anh trong nhà. Mình tận dụng mọi cơ hội để hát cùng con, kể chuyện cho con nghe và giao tiếp với con bằng tiếng Anh. Mình có mầy đứa cháu, thỉnh thoảng lại cho bọn trẻ con tụ tập và thi thố tiếng Anh, bọn trẻ cực kỳ thích và cố gắng học. Tất nhiên, không phải gia đình nào cũng có điều kiện như vậy, nhưng mình khuyến khích mọi người cho con tiếp cận tiếng Anh mọi lúc mọi nơi nhưng đừng nhắc đến từ "học" các mẹ nhé, chỉ là "chơi" thôi.
- Mình thấy việc tạo các trò chơi và chơi cùng bé kể cả khi rèn tư duy hay ngoại ngữ đều rất hiệu quả. Các bé sẽ rất hứng thú.Một vài trò chơi mà mình hay chơi với Nấm,bố mẹ có thể tham khảo nhé:
+ Trò chơi chữ cái: bố mẹ và con cùng thi tìm những từ bắt đầu bằng một chữ cái nào đó. Bé Nấm nhà mình đến bây giờ vẫn rất thích trò chơi này.Các bé sẽ nhớ từ rấtlâu và không thấy áp lực học hành,lại phải vận dụng tư duy để ghi nhớ và chọn lọc, đồng thời hỗ trợ nhiều khi dạy con viết sau này.
+ Trò chơi đánh vần: Mình đố con đánh vần những từ đơn giản (mức độ khó tăng dần khi con biết nhiều từ hơn và đã bắt đầu biết viết chữ cái.
+ Trò chơi phát hiện lỗi sai: Mình áp dụng trò chơi này để dạy ngữ pháp cho con. Mình sẽ đọc một câu có lỗi sai, lúc đầu phải thật đơn giản để con dễ phát hiện và có hứng thú. Chơi nhiều trò này sẽ giúp con có tư duy ngữ pháp rõ ràng hơn và tiếp cận ngữ pháp nhẹ nhàng hơn.
+ Trò chơi đóng vai các nhân vật trong truyện: Cùng con đọc truyện tranh nhưng luân phiên thay đổi vai. Các mẹ nhớ áp dụng nhứng mẫu hội thoại trong truyện vào các tình huống thật để con phản ứng nhanh hơn khi nghe hiểu nhé.
Mẹ Nấm nói dài quá nhỉ! Các bố mẹ thông cảm vì bố mẹ nào cũng tâm huyết khi nói về việc dạy con mà. Điều mà mình tâm đắc nhất khi dạy bé Nấm đó là hãy tạo cho bé môi trường sống thật thoải mái trong việc thể hiện sở thích, ý kiến, khuyến khích bé đưa ra ý kiến và đánh giá về nhiều việc khác nhau. Bố mẹ cũng cố gắng đừng áp đặt suy nghĩ của mình lên bé nhé, cũng không cần quá sách vở. Hãy tham gia càng nhiều càng tốt vào các hoạt động của bé,chia sẻ với bé thật nhiều Hơn nữa, bé Nấm cũng được học mầm non ở một môi trường, mà theo mình, các bé có rất nhiều cơ hội được thể hiện bản thân, giao lưu rất rộng thông qua các hoạt động ngoại khoá.
Mình cũng chưa biết chia sẻ gì thêm. Có gì các mẹ cứ trao đổi và chia sẻ thêm với mình nhé.Mình cũng rất mong học hỏi kinh nghiệm từ các mẹ.
Chào mọi người nhé.
Mẹ Bảo Ngọc :
Mình nghĩ việc áp dụng cách nào với con còn tuỳ thuộc vào tính cách của bé nữa. Mình chỉ chú trọng dạy tiếng anh cho con từ khi bé ngoài 4 tuổi, còn kỹ năng tiếng việt thì khó nói quá vì mẹ cũng không để ý nhiều.
ông bà Nấm ở xa, trước khi đi nhà trẻ, bé ở nhà với bà trông trẻ, buổi trưa mẹ về nhà để gần gũi con hơn.
Mình nghĩ tố chất của con rất quan trọng, góp phần rất lớn. Vì bé có tố chất nên mẹ cũng có động lực và quyết tâm dạy con hơn. Trước khi bé đi nhà trẻ, mình chỉ gần gũi con, chăm đọc truyện và chuyện trò với con thôi, bé không học hành gì giai đoạn này cả. Hơn nưa, bé Nấm cũng dễ bảo, thích đọc và tìm hiểu, bố mẹ chỉ hỗ trợ thêm thôi.
Mình không dạy con tiếng Việt,hiện tại con đọc thông thạo nhưng chưa đánh vần được nhiều như các bạn. Con đọc thạo tiếng Anh trước, con tự đọc tiếng Việt, đến lớp mẫu giáo các cô dạy thêm. Bố mẹ Nấm chủ trương không cho con học trước. Mẹ chỉ đặc biệt chú trọng dạy tiếng Anh cho con thôi vì mẹ thích ngoại ngữ, rất may là con cũng yêu thích.
điều mình tâm đắc nhất ở trường mẫu giáo là các cô rất để ý các hoạt động ngoại khoá và dạy dỗ các con. Nhà trường rất hay tổ chức các hoạt động để các con được biểu diễn trước đám đông, làm MC, làm lãnh đạo nhóm. Bé Nấm nhà mình đi học bạo dạn hơn hẳn.
Vợ chồng mình cũng đi làm bận rộn, nhưng ông xã mình cũng hỗ trợ mình nhiều việc nhà để mình có thời gian chăm lo và dạy dỗ bé. Mình nghĩ kinh nghiệm dạy bé này chưa hẳn sẽ áp dụng được cho các bé khác. Dù sao mình cũng mong là những điều mình chia sẻ sẽ có ích cho các bé.
............................................................................................................................